before-blog

6 cách sửa móng nhà hiệu quả và tiết kiệm

8 lượt xem 16/10/2024 Chưa phân loại
Làm thế nào để chọn được phương pháp sửa móng nhà vừa tiết kiệm chi phí vừa mang lại hiệu quả tối ưu? BM Homes sẽ cùng bạn khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây. Thay vì xây dựng một căn nhà mới hoàn toàn rất nhiều gia đình lựa chọn phương pháp sửa chữa, cải tạo móng nhà cũ để tối ưu chi phí. Tuy nhiên việc này cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và lựa chọn phương pháp phù hợp. Vậy sửa móng nhà là gì? Làm thế nào để chọn được phương pháp cải tạo móng nhà vừa tiết kiệm chi phí vừa mang lại hiệu quả tối ưu? Hãy cùng khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.

Sửa móng nhà là gì? Khi nào nên sửa và gia cố móng nhà?

Trong bất kỳ công trình xây dựng nào, móng nhà đóng vai trò then chốt, chịu lực và nén, đảm bảo sự vững chắc và an toàn của toàn bộ công trình. Độ bền và độ ổn định của móng nhà ảnh hưởng trực tiếp đến tính bền vững của ngôi nhà. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, nhiều ngôi nhà bắt đầu gặp phải các vấn đề như nứt móng, thấm dột, lún sụt, gây ảnh hưởng đến sự an toàn và kết cấu tổng thể. Giải pháp sửa chữa và gia cố móng nhà là phương pháp tối ưu giúp khôi phục và tăng cường sức mạnh cho nền móng. Đây là biện pháp cần thiết khi móng nhà có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng. Việc chọn phương pháp gia cố phù hợp phụ thuộc vào ba yếu tố chính: tuổi thọ của công trình, mức độ thay đổi tải trọng và tình trạng hiện tại của nền móng.
Móng nhà là gì ?có mấy loại móng nhà- Thế Giới Thép Group
Gia cố móng nhà là phương pháp tối ưu giúp khôi phục và tăng cường sức mạnh cho nền móng

Các phương pháp sửa và gia cố móng nhà hiệu quả

Gia cố bằng bê tông khối dưới móng

Đây là phương pháp truyền thống đã được áp dụng từ lâu, còn gọi là phương pháp đào hố. Bằng cách mở rộng móng cũ, tiến hành đào sâu tới lớp đất nền ổn định, phần đất dưới móng sẽ được loại bỏ theo từng giai đoạn có kiểm soát. Khi đạt đến độ sâu mong muốn, hố đào được đổ bê tông và giữ cho đến khi đông kết hoàn toàn trước khi tiếp tục đào các hố tiếp theo. Để kết nối móng cũ với móng mới, một lớp vữa xi măng cát khô sẽ được đổ vào, giúp truyền tải trọng giữa hai phần kết cấu. Phương pháp này phù hợp với móng nông và có chi phí thấp.

Gia cố bằng dầm gánh

Đây là phương pháp cải tiến từ cách đào hố truyền thống. Ưu điểm của phương pháp này là thi công nhanh hơn và chỉ cần tiếp cận kết cấu từ một phía, phù hợp với các công trình chịu tải trọng cao. Tuy nhiên, nếu móng hiện hữu ở độ sâu lớn, việc đào đất sẽ gặp khó khăn và bị hạn chế trong một số trường hợp.

Gia cố bằng dầm và móng trụ

Phương pháp này được áp dụng khi gia cố bằng bê tông khối không hiệu quả cho móng sâu. Nó cũng thích hợp cho hầu hết các điều kiện địa chất. Bằng cách sử dụng dầm bê tông cốt thép để truyền tải trọng từ móng cũ xuống móng trụ bê tông, phương pháp này đáp ứng tốt cho những móng có chiều sâu dưới 6m.

Gia cố bằng cọc nhỏ

Khi cần truyền tải trọng từ móng xuống lớp đất nằm sâu hơn 5m, phương pháp này tỏ ra hiệu quả. Đặc biệt, nó phù hợp với những khu vực có đất nền phức tạp hoặc không gian thi công hạn chế, đồng thời có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường.

Gia cố bằng cọc

Phương pháp này thêm cọc ở các cạnh kề nhau của tường đặt trên móng yếu. Một khối bê tông liên kết sẽ xuyên qua tường, liên kết với các cọc, tạo thành một hệ đài cọc vững chắc. Phương pháp này đặc biệt hữu ích khi móng bị lún trên đất ngập nước hoặc đất sét.

Phương pháp gia tải trước

Đây là giải pháp thích hợp cho móng băng hoặc móng đơn, đặc biệt với các công trình từ 5 đến 10 tầng. Đất nền sẽ được đầm nén trước khi tiến hành gia cố, nhằm đạt độ chịu tải mong muốn. Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu kiểm soát tiếng ồn và tác động do việc đầm nén, và không thể áp dụng cho móng bè.
Đào móng nhà 5 tầng
Các phương pháp sửa và gia cố móng nhà hiệu quả

Các bước gia cố móng nhà

Bước 1: Tính toán tải trọng

Trước khi bắt đầu gia cố móng, điều đầu tiên là phải xác định chính xác tải trọng mà công trình cần chịu đựng sau khi mở rộng. Bạn cần xác định diện tích mở rộng là bao nhiêu, và móng cũ của công trình hiện tại có thể chịu được tải trọng bao nhiêu. Từ đó, tính toán tải trọng mà móng nhà sau khi gia cố cần phải chịu, đảm bảo nền móng có khả năng nâng đỡ tốt cho toàn bộ công trình.

Bước 2: Gia cố cột để hỗ trợ móng nhà

Có nhiều phương pháp gia cố cột, tùy thuộc vào quy mô mở rộng và khả năng chịu tải của móng cũ. Thông thường, cột cũ sẽ được loại bỏ lớp vữa xi măng bên ngoài, làm sạch rồi tiến hành khoan để cấy thép và đai thép vào bên trong. Kích thước và loại thép được lựa chọn sẽ phù hợp với mỗi công trình, đảm bảo tính an toàn và tiết kiệm chi phí tối ưu.

Bước 3: Gia cố móng nhà

Tương tự như việc gia cố cột, móng nhà cũng có nhiều phương pháp gia cố. Phương pháp phổ biến nhất hiện nay là mở rộng tiết diện móng để tăng khả năng chịu lực. Quá trình này bao gồm việc đào hố móng rộng hơn, khoan cấy các thanh thép vào móng cũ, sau đó đổ bê tông mới để tăng kích thước và sức chịu tải của móng. Ngoài ra, trong một số trường hợp, cọc cừ tràm cũng có thể được sử dụng để gia cố móng hiệu quả.
Các Loại Móng Nhà Phổ Biến Trong Xây Dựng Nhà Dân Dụng
Các bước gia cố móng nhà chuẩn kỹ thuật

Lưu ý khi sửa chữa và gia cố móng nhà 

Khi sửa móng nhà, bạn cần lưu ý các vấn đề quan trọng sau: Phải kiểm tra kỹ lưỡng độ chặt của đất, và yêu cầu chịu lực của khung kết cấu tại vị trí móng cần gia cố. Sau đó mới có căn cứ để thiết kế kết cấu chính xác cho phần móng bổ sung. Phải tính toán kỹ và chắc chắn rằng việc gia cố móng không làm ảnh hưởng đến nhà bên cạnh (lưu ý nhà cấp 4 bên cạnh hay bị lún, nứt tường do kết cấu yếu). Tiến hành đào đất toàn bộ đến chân móng cũ, và khảo sát cẩn thận tình trạng móng cũ để có biện pháp xử lý hợp lý nhất. Các biện pháp mở rộng móng: khoan, cấy, đục, neo… để liên kết phần bê tông móng cũ và mới, lưu ý phải hạn chế tối đa việc “can thiệp” quá sâu vào phần kết cấu cũ. Những việc này cân phải được thi công bởi đội ngũ có tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý gia cố nền móng, bởi chúng rất quan trọng và tương đối nguy hiểm. Trong trường hợp có liên quan đến tính ổn định của dầm móng thì cần phải gia cố dầm kép, và trồng trụ móng bổ sung tại vị trí moment uốn để chống gãy dầm. Trên đây là những cách sửa móng nhà hiệu quả tiết kiệm từ BM Homes, hy vọng, sẽ hữu ích cho bạn khi muốn cải tạo nhà cũ.

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BM HOMES

  • Địa chỉ: BT 24, KDT FLC Garden City, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.
  •  Chi nhánh Đà Nẵng: Số 85 đường Trần Phú, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
  • Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh: 192 Nguyễn Công Trứ, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 0961 58 58 51.
  • Email: bmhomesvietnam@gmail.com.
  • Website: bmhomes.vn.

Bài viết liên quan

Cùng Tìm Hiểu Các Bước Xây Dựng Nhà Ở Từ A -> Z

Các bước chính xây dựng nhà ở bạn đã nắm rõ chưa? Bài viết dưới đây BM Homes sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về vấn đề này. Nếu gia chủ quan tâm, hãy...

4:57 9-5-2024

DỰ TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TƯ

Đã có 1.513lượt báo giá

ƯỚC TÍNH (VNĐ)

2.257.931.213

    (Nhận file dự toán

    miễn phí qua Zalo)