Sửa chữa nhà ở có cần xin giấy phép không? Chi phí, trình tự, thủ tục xin cấp phép sửa chữa nhà ở như thế nào. Cùng tìm hiểu với BM Homes qua bài viết này nhé.
Sửa chữa nhà ở có cần xin giấy phép không? Chi phí, trình tự, thủ tục xin cấp phép sửa chữa nhà ở như thế nào. Cùng BM Homes tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
Sửa chữa nhà ở có cần xin giấy phép không?
Căn cứ quy định tại Luật xây dựng năm 2014, luật xây dựng sửa đổi năm 2020 và các văn bản hướng dẫn tu hành có thể hướng dẫn cụ thể như sau:
Các trường hợp sửa nhà cần xin cấp phép
Thứ nhất: Sửa nhà có thay đổi kết cấu chịu lực
Việc sửa nhà làm thay đổi kết cấu chịu lực của căn nhà bao gồm các hoạt động như: đúc thêm cầu thang hoặc thay thế cầu thang cũ, đúc thêm cột, sàn, hoặc tầng, đúc thêm ô văng, sê nô, máng sối bằng bê tông cốt thép, gia cố móng, xử lý nghiêng hoặc lún nhà.
Thứ hai: Sửa nhà nhưng không làm thay đổi kết cấu chịu lực
Việc sửa nhà không làm thay đổi kết cấu chịu lực của căn nhà bao gồm các hoạt động như: xây ngăn phòng, xây lại hộp gen, cải tạo nhà vệ sinh cũ, nâng nền, ốp lát gạch, sơn nước, thay đổi hệ thống ống nước, hệ thống điện và chiếu sáng, đóng trần và vách ngăn thạch cao, lắp đặt vách nhôm kính, thay mái tôn, ngói mới, thay chân bồn nước, lắp máy nước nóng năng lượng mặt trời, dán giấy dán tường, trang trí nội và ngoại thất.
Bạn cần xin phép khi sửa chữa nhà trong trường hợp ngôi nhà đã xuống cấp nghiêm trọng hoặc diện tích quá nhỏ không đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Nếu bạn muốn cơi nới, thay đổi quy mô, kết cấu của ngôi nhà, bạn bắt buộc phải xin giấy phép sửa chữa và chuẩn bị hồ sơ kiểm định móng trước khi thi công. Để được cấp phép sửa chữa, cải tạo nhà, bạn cần nộp hồ sơ và trình lên các cơ quan có thẩm quyền để xin cấp phép.
Các trường hợp sửa nhà không cần xin cấp phép
Theo đó, điểm d khoản 2 Điều này quy định 02 trường hợp sửa chữa, cải tạo nhà ở được miễn giấy phép xây dựng, bao gồm:
Một là các trường hợp có nội dung sửa chữa, cải tạo mà không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình và phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường;
Hai là công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài nhưng không tiếp giáp với đường trong đô thị (có yêu cầu về quản lý kiến trúc).
Sửa nhà không có giấy phép bị phạt như thế nào?
Theo khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, hành vi sửa nhà mà không có giấy phép xây dựng sẽ bị xử phạt như sau:
Đối với nhà ở riêng lẻ: Phạt tiền từ 60 đến 80 triệu đồng.
Đối với nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa và những công trình xây dựng khác: Phạt tiền từ 80 đến 100 triệu đồng.
Đối với những công trình yêu cầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: Phạt tiền từ 120 đến 140 triệu đồng.
Mức phạt tiền này áp dụng cho tổ chức, còn đối với cá nhân thì mức phạt tiền sẽ bằng một nửa so với mức phạt đối với tổ chức.
Ngoài mức phạt tiền, nếu công trình đã hoàn thành sửa chữa và hành vi vi phạm đã kết thúc, chủ đầu tư có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Cụ thể, theo điểm c khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, chủ đầu tư có thể bị buộc phải phá dỡ công trình hoặc phần công trình xây dựng vi phạm.
Hồ sơ xin cấp phép sửa chữa nhà ở gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp phép sửa chữa nhà ở cụ thể bao gồm:
Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ (theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định 15/2021/NĐ-CP).
Một trong các giấy tờ chứng minh có quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình nhà ở riêng lẻ theo quy định.
Bản vẽ hiện trạng bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt cùng ảnh chụp hiện trạng theo quy định.
Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình theo quy định.
Trường hợp là công trình di tích lịch sử – văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, hồ sơ cần có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình.
Chi phí xin giấy phép sửa chữa nhà
Chi phí xin giấy phép sửa chữa được hiểu là số tiền mà chủ đầu tư phải chi trả khi xin cấp giấy phép sửa chữa nhà, bao gồm lệ phí cấp giấy phép xây dựng (bắt buộc) và chi phí thuê vẽ bản vẽ bộ phận nhà ở cần sửa chữa (nếu có). Cụ thể như sau:
Lệ phí cấp giấy phép xây dựng: Lệ phí này do Hội đồng Nhân dân (HĐND) cấp tỉnh quyết định mức thu cụ thể, do đó, mỗi tỉnh thành sẽ có quy định mức lệ phí khác nhau.
Chi phí lập bản vẽ cho bộ phận nhà ở riêng lẻ: Chi phí này chỉ phát sinh khi chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu không tự mình lập bản vẽ thiết kế cho bộ phận sửa chữa, cải tạo của nhà ở riêng lẻ.
Mức phí này thường do các bên thỏa thuận với nhau, nên không có mức phí cụ thể.
Như vậy, tổng chi phí xin giấy phép sửa chữa sẽ bao gồm lệ phí cấp giấy phép xây dựng theo quy định của từng tỉnh và chi phí thuê vẽ bản vẽ (nếu có).
Trình tự, thủ tục xin cấp phép sửa chữa nhà ở
Bước 1: Chuẩn bị, nộp hồ sơ
Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ nêu tại mục 3 của bài viết và nộp tại UBND cấp huyện nơi có nhà ở dự kiến sửa chữa. Hồ sơ có thể được nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Cán bộ tại UBND cấp huyện tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ xin phép sửa chữa.
Nếu hồ sơ hợp lệ, cán bộ tiếp nhận sẽ ghi giấy biên nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ, cán bộ sẽ hướng dẫn hoàn thiện và bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng sẽ thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực địa trong vòng 07 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ. Nếu tài liệu còn thiếu hoặc không đúng, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo cho chủ đầu tư để bổ sung.
Cơ quan có thẩm quyền sẽ đối chiếu các điều kiện và gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý các lĩnh vực liên quan đến công trình. Trong vòng 12 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, các cơ quan được hỏi ý kiến phải trả lời bằng văn bản về nội dung thuộc chức năng quản lý của mình.
Bước 4: Cấp giấy phép sửa chữa hoặc từ chối cấp
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời gian không quá 30 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng và 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo hoặc từ chối cấp giấy phép.
Nếu cần xem xét thêm, cơ quan này phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, nhưng thời gian xem xét thêm không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn.
Trên đây là giải đáp về vấn đề sửa chữa nhà ở có cần xin giấy phép không và hướng dẫn chi tiết hồ sơ, trình tự thủ tục xin cấp phép sửa chữa nhà ở từ BM Homes.
Hy vọng rằng bài viết đã mang lại cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích và giúp bạn tiến hành xin giấy phép một cách thuận lợi nhất.
Mời Quý khách hàng liên hệ để nhận tư vấn:
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BM HOMES
Địa chỉ: BT 24, KDT FLC Garden City, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.
Chi nhánh Đà Nẵng: Số 85 đường Trần Phú, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh: 192 Nguyễn Công Trứ, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Xây thô hoàn thiện mặt ngoài là giai đoạn quan trọng trong quá trình xây nhà. Theo dõi bài viết dưới đây từ S-Homes để hiểu rõ hơn về quy trình và những quy định...
Bài viết dưới đây từ BM Homes sẽ giải đáp giúp bạn câu hỏi vì sao tường nhà mới xây bị nứt và đưa ra những biện pháp khắc phục hiệu quả, cùng theo dõi...
Bài viết sau đây từ BM Homes sẽ cung cấp một cách chi tiết về phong thủy xây nhà hướng Bắc để bạn có thêm thông tin cần thiết, hãy cùng theo dõi nhé! Việc...